Tìm kiếm
Đăng ký nhận tin

Thông tin mới nhất chuyên về du lịch từ vungtautourist.net sẽ được chuyển tải đến hộp thư của bạn

Gửi

Ý kiến khách hàng

Bạn cảm thấy thế nào về phong cách phục vụ của chúng tôi?

Thông tin VungTauTourist
Ngành du lịch đối phó với tình trạng cắt điện

(26/11/2010 10:06 - Số người truy cập: 3850)

Mật độ cắt điện khá dày và thời gian cắt điện kéo dài 11 giờ/ngày đã ảnh hưởng lớn đến hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp du lịch trên địa bàn tỉnh.
 
Ngành du lịch đối phó với tình trạng cắt điện

 

Nhân viên Khách sạn Thùy Vân đang bảo trì máy phát điện.

Do thời tiết nắng nóng, lượng du khách đổ về Vũng Tàu ngày càng đông.

CHI PHÍ TĂNG THÊM

Phương án cắt điện cách ngày làm cho các doanh nghiệp du lịch thiệt hại lớn về doanh thu do phải tăng thêm chi phí cho việc chạy máy phát điện. Bà Nguyễn Thị Mai, Chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần Điều dưỡng Du lịch Vũng Tàu (Medicoast) nhẩm tính: “Một ngày bị cắt điện, công ty phải tiêu tốn hơn 800 lít dầu để chạy máy phát điện. Giá dầu hiện tại là 14.500 đồng/lít, như vậy doanh nghiệp phải chi hơn 12 triệu đồng/ngày, trong khi nếu sử dụng điện lưới, một ngày chúng tôi chỉ phải trả gần 4 triệu đồng tiền điện. Với lịch cúp điện như hiện nay, ước tính công ty phải bỏ thêm 180 triệu đồng/tháng để chạy máy phát điện”. Ông Vũ Đình Chính, Phó giám đốc Khách sạn Sammy cho hay, tiền điện bình quân của Khách sạn Sammy là 97 triệu đồng/tháng. Mỗi ngày cắt điện, khách sạn phải mua khoảng 450 lít dầu chạy máy phát điện với số tiền 6,5 triệu đồng. Như vậy, chi phí tiền điện sẽ đội lên gần 140 triệu đồng/tháng. Khách sạn Cap Saint Jacques tính toán cũng phải mất hơn 150 triệu đồng/tháng.

Không chỉ tốn tiền mua nhiên liệu, nhiều doanh nghiệp cũng lo ngại hư hỏng máy phát điện do phải chạy liên tục từ 7 giờ đến 18 giờ mỗi ngày. Bà Trần Thị Minh Ngọc, Giám đốc Khách sạn Thùy Vân cho biết: “Có những ngày khách sạn chỉ có vài khách lưu trú nhưng máy phát điện vẫn phải chạy liên tục 11 tiếng/ngày nhằm bảo đảm đầy đủ điện, nước cho khách. Điều này khiến cho máy nhanh hỏng, trong khi một máy phát điện công suất lớn có giá vài trăm triệu đồng”. Để đề phòng sự cố rủi ro, một số khách sạn đã mua thêm máy phát điện dự phòng.

Chi phí tăng đáng kể, nhưng giá dịch vụ muốn tăng phải được sự đồng ý của các cơ quan chức năng khiến nhiều doanh nghiệp đứng trước nguy cơ không đạt chỉ tiêu kế hoạch.

Doanh nghiệp thiệt hại đã đành, nhưng hình ảnh của du lịch Bà Rịa - Vũng Tàu cũng bị “mất điểm” trong lòng du khách. Ông Vũ Văn Hoàn, Giám đốc Khách sạn Cap Saint Jacques lo ngại “Thời tiết nắng nóng, lượng khách du lịch đổ về Bà Rịa - Vũng Tàu tắm biển, vui chơi nhiều hơn. Các khách sạn đều có trang bị máy phát điện. Tuy nhiên, đi đâu cũng nghe tiếng ồn, khói bụi, mùi dầu mỡ từ máy phát điện khiến nhiều du khách tỏ ra không hài lòng. Họ đâu có nghĩ là do điện lực cắt điện mà họ nghĩ chất lượng dịch vụ ở đây không tốt. Đó là những cái mất rất lớn của du lịch Bà Rịa - Vũng Tàu”.

TIẾT KIỆM ĐIỆN

“Thiệt đơn, thiệt kép” nhưng xác định đây là khó khăn chung của cả nước nên các doanh nghiệp du lịch vẫn chủ động chia sẻ khó khăn và duy trì ổn định hoạt động kinh doanh. Ông Ngô Nhật Thành, Giám đốc Khách sạn Bưu điện, cho biết: “Ngay từ năm 2009, chúng tôi đã quán triệt đến từng nhân viên ý thức tiết kiệm điện bằng cách tắt bớt thiết bị điện ở những nơi không có người. Những ngày vắng khách, khu vực hồ bơi, sân tennis, vũ trường đóng cửa không hoạt động. Khách ở kín hết tầng này mới bố trí tiếp sang tầng khác bằng cách khi có khách đặt phòng, nhân viên lễ tân sẽ thuyết phục để khách hiểu và tuân theo sự bố trí buồng phòng của khách sạn”. Khách sạn Cap Saint Jacques và Khách sạn DIC Star tiết kiệm điện bằng cách thay toàn bộ hệ thống nước nóng chạy bằng điện bằng hệ thống nước nóng năng lượng mặt trời. Trên hành lang, trong nhà hàng hay trong các buồng, phòng của Medicoast đều dán sẵn thông báo nhắc nhở nhân viên và khách lưu trú trước khi ra khỏi phòng phải tắt hết điện.

Video
Hỗ trợ trực tuyến
Hotline
064.3856 445
Quảng cáo
Số người truy cập